thiết kế nội thất văn phòng Thiết kế nội thất chung cư Thiết kế nội thất khách sạn Thiết kế nội thất showroom Quick Ways To Make Money
Home / Thiết kế phòng bếp / Thiết kế phòng bếp và vệ sinh cho nhà ống sạch, đẹp, chuẩn phong thủy

Thiết kế phòng bếp và vệ sinh cho nhà ống sạch, đẹp, chuẩn phong thủy

Phòng bếp và nhà vệ sinh là hai không gian đề cao sự tiện dụng, sạch sẽ. Bố trí nội thất phòng bếp và nhà vệ sinh phải gọn gàng, ngăn nắp và phù hợp với phong thủy. Trong bài viết dưới đây, An Viet House sẽ tư vấn giúp bạn cách thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống khoa học, hợp lý, sạch đẹp và đem lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Tiêu chuẩn thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống

Phòng bếp và nhà vệ sinh phải được thiết kế tiện dụng

Nhà ống thường có đặc điểm là mặt bằng diện tích hẹp, dài; nội thất được bố trí theo chiều dọc.

Đặc biệt, các không gian như phòng tắm, nhà vệ sinh thường được bố trí nhằm tận dụng các góc, khoảng trống thừa; có diện tích tương đối nhỏ hẹp.

thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống
Bố trí không gian phòng bếp và phòng vệ sinh khéo léo, tận dụng các khoảng trống

Diện tích hẹp như vậy nhưng số lượng đồ đạc trong phòng bếp và nhà vệ sinh lại tương đối nhiều; được sử dụng thường xuyên. Do đó, ta cần tìm phương án bố trí nội thất sao cho phù hợp với công năng và thuận tiện cho người sử dụng khi di chuyển, thao tác.

Tạo không gian thông thoáng cho phòng bếp và nhà vệ sinh

Phòng bếp là nơi chế biến thức ăn; sẽ để lại nhiều mùi dầu mỡ và tỏa ra hơi nóng trong khi nấu. Để giảm bớt cảm giác ngột ngạt, khó chịu cho người chế biến và hạn chế mùi thức ăn lan sang các phòng khác; ám lên đồ dùng nội thất, nên thiết kế giếng trời, các ô cửa sổ nhỏ hoặc lắp đặt quạt thông gió trong phòng bếp.

thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống
Thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh thông thoáng

Đối với phòng vệ sinh, đây là nơi có độ ẩm cao; cần thiết kế thông khí, thoáng mát để hạn chế vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Thiết kế nội thất tiện nghi cho phòng bếp và nhà vệ sinh nhà ống

Các thiết bị nội thất nhà bếp, nhà vệ sinh phải đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của gia đình; có kích thước vừa vặn với diện tích; đáp ứng yêu cầu về công năng.

Bố trí nội thất phù hợp với phong thủy

thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống
Bố trí nội thất phòng bếp và nhà vệ sinh phù hợp với phong thủy

Phòng bếp đại diện cho nữ chủ nhân của căn nhà; mang ý nghĩa về tích lũy, tài lộc. Nội thất phòng bếp bị bố trí sai phương vị sẽ ảnh hưởng đến sự thịnh vượng và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Phòng vệ sinh là các yếu tố âm. Nhà tắm sai hướng sẽ khiến xú uế lan tràn; cản trở sự luân chuyển của các năng lượng tích cực; gây tác động xấu lên sự phát triển, vận may của gia chủ.

Vị trí phù hợp để thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống

Phòng bếp và nhà vệ sinh thông với phòng khách

Phòng bếp liền kề khách; tạo thành không gian mở sẽ giúp căn nhà có cảm giác rộng rãi, thông thoáng hơn.

thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống
Phòng khách liền bếp và nhà vệ sinh

Tuy nhiên, gia chủ cần chú ý một số vấn đề về phong thủy như:

  • Giữa phòng khách và phòng bếp vẫn cần có cảm giác tách biệt
    • Gia chủ thể sử dụng vách ngăn CNC, thảm trải sàn, cây cảnh… vừa trang trí vừa giúp phân chia không gian
    • Một số gia đình bố trí cầu thang ở vị trí trung tâm; đây cũng là một cách để ngăn cách không gian hiệu quả.
  • Không nên thiết kế phòng bếp cao hơn phòng khách. Tài lộc di chuyển theo hướng vào từ cửa chính, tụ lại ở phòng bếp. Nền phòng bếp cao hơn sẽ khiến tài lộc chảy ra ngoài.

Có nên thiết kế nhà vệ sinh và phòng bếp cho nhà ống dưới gầm cầu thang?

Về nguyên tắc, nhà vệ sinh mang các yếu tố âm không nên bố trí ở khu vực gầm cầu thang; là nơi luân chuyển các dòng khí trong căn nhà. 

thiết kế nhà vệ sinh nhà phố
Phòng vệ sinh được bố trí dưới gầm cầu thang

Tuy nhiên, cách bố trí này sẽ giúp gia chủ tận dụng được tối đa diện tích. Để khắc phục các yếu tố bất lợi, ta có thể sử dụng một trong những cách sau:

  • Dùng đá thạch anh – loại đá được cho là có dương khí mạnh mẽ – hút bớt âm khí trong nhà vệ sinh
  • Lắp đặt cửa sổ hoặc quạt thông gió trong nhà vệ sinh để âm khí có thể thoát ra ngoài
  • Bố trí hướng của nhà vệ sinh theo luật tương sinh tương khắc để triệt tiêu các khí xấu.

Các mẫu thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống phù hợp phong thủy

phòng bếp tân cổ điển
Mẫu 1: Phòng bếp và vệ sinh phong cách tân cổ điển xa hoa

phòng bếp hiện đại
Mẫu 2: Phòng bếp và nhà vệ sinh phong cách hiện đại tối giản

thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống
Mẫu 3: Phòng bếp và nhà vệ sinh gỗ óc chó sang trọng

tủ bếp song song cho nhà phố
Mẫu 4: Thiết kế tủ bếp song song giúp tối ưu không gian cho phòng bếp và phòng vệ sinh nhà ống

thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống
Mẫu 5: Phòng bếp và nhà vệ sinh nhà ống diện tích nhỏ

Những điều cần lưu ý khi thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống

Không nên thiết kế cửa nhà vệ sinh và cửa nhà bếp đối diện nhau

Cửa nhà vệ sinh và phòng bếp đối diện nhau có thể khiến các vi khuẩn có hại xâm nhập vào khu vực bếp nấu; gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống
Cửa nhà vệ sinh và cửa bếp thiết kế lệch nhau để tránh xung khắc về phong thủy

Ngoài ra, nhà vệ sinh và phòng bếp có ngũ hành xung khắc; nhà vệ sinh mang nhiều khí âm. Do đó, không nên để cửa của hai phòng đối diện nhau; gây tác động xấu đến vận thế của căn nhà.

Không nên bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh ở vị trí trung tâm

Bếp và nhà vệ sinh thường được đặt ở góc trong cùng của căn nhà. 

Lý do là vì hai không gian này nếu như đặt liền kề nhau ở khu vực trung tâm sẽ tạo thành thế đại kỵ; chặn đứng dòng vượng khí bổ trợ cho gia chủ.

Thêm vào đó, nấu ăn có thể làm lây lan mùi đến các phòng xung quanh; không nên bố trí phòng bếp quá gần các phòng công năng khác.

Không nên bố trí cửa chính cho nhà ống đối diện với phòng bếp và nhà vệ sinh

Cửa chính đối diện với phòng bếp sẽ khiến tài lộc thoát đi, tiền tài hao hụt.

phòng bếp gỗ tự nhiên nhà phố
Phòng bếp và nhà vệ sinh được bố trí trong góc, tránh đối diện với cửa ra vào

Thiết kế tách biệt không gian phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống

Về mặt phong thủy, phòng bếp và nhà vệ sinh có sự xung khắc với nhau. Phòng bếp đại diện cho hỏa; nhà vệ sinh đại diện cho thủy. Do đó, hai không gian này nên được bố trí tách bạch; nếu có thiết kế chung tường cũng nên tránh, không đặt bồn cầu ở khu vực tường chung này.

Phòng bếp còn là nơi chế biến thức ăn nên nhà vệ sinh nằm ở chung không gian phải được thiết kế kín; tránh để vi khuẩn có thể xâm nhập vào đồ ăn.

Những lưu ý trong sử dụng hàng ngày

thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống
Phòng bếp và nhà vệ sinh được bố trí tách biệt, sạch sẽ

  • Nên đóng cửa nhà vệ sinh gần phòng bếp sau khi sử dụng; ngăn mùi xú uế và vi khuẩn, nấm mốc thoát ra
  • Bật khử mùi và thông gió trong khi nấu ăn
  • Giữ có không gian phòng bếp và nhà vệ sinh luôn khô ráo, sạch sẽ, thông khí.

Kinh nghiệm thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống đẹp, tiện nghi

Lựa chọn phong cách thiết kế

phòng bếp nhà phố phong cách mở
Phòng bếp và vệ sinh có phong cách thiết kế đồng bộ với các không gian khác trong nhà ống

Việc lựa chọn phong cách thiết kế phụ thuộc vào 3 yếu tố: ngân sách, sở thích và diện tích của căn nhà.

Với mặt bằng diện tích hẹp dài như nhà phố, phong cách tối ưu nhất cho phòng bếp và nhà vệ sinh là hiện đại, đơn giản.

Màu sắc không gian nội thất

Phòng bếp nhà ống thường có diện tích khá nhỏ; nên ưu tiên sử dụng các tone màu nhẹ, trung tính như vàng nhạt, be, trắng, xanh lam,…

Tủ bếp có thể sử dụng màu nổi để tạo sự tương phản, nổi bật.

phòng khách liền kề bếp nhà phố
Phòng khách liền bếp phối hợp màu sắc hài hòa, bắt mắt

Màu sắc tự nhiên của gỗ cũng là một lựa chọn tốt; mang đến cảm giác ấm cúng, gần gũi cho không gian sum họp của gia đình bạn.

Màu sắc nội thất phòng bếp và nhà vệ sinh phải đồng nhất với phong cách thiết kế chung của căn nhà.

Vật liệu tủ bếp

Vật liệu tủ bếp sẽ ảnh hưởng đến độ bền của đồ nội thất; tính thẩm mỹ của không gian chung và sức khỏe của người sử dụng khi nấu nướng.

phòng bếp gỗ óc chó
Vật liệu gỗ tự nhiên đem lại cảm giác ấm cúng, sang trọng cho không gian phòng bếp nhà ống

Gia chủ nên lựa chọn loại vật liệu có khả năng chống ẩm, chống  nhiệt tốt; chắc chắn, bền đẹp để làm vật liệu gia công tủ bếp.

Hiện nay, có hai loại vật liệu được sử dụng nhiều nhất; đó là tủ bếp gỗ tự nhiên (óc chó, xoan đào, sồi,…) và tủ bếp gỗ công nghiệp (mdf phủ melamine, acrylic,…).

Kinh nghiệm lựa chọn nội thất cho thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh nhà ống

  • Nên lựa chọn các đồ dùng có kích thước phù hợp, đa năng cho không gian phòng bếp và nhà vệ sinh
  • Nhà vệ sinh nhà phố cần có các ô cửa nhỏ để thông khí, hứng sáng; giảm bớt cảm giác chật hẹp, ẩm ướt.
  • Lắp đặt hệ thống đèn trần có khả năng lan tỏa ánh sáng đến mọi ngóc ngách sẽ giúp phòng bếp và nhà vệ sinh có cảm giác rộng rãi, thông thoáng hơn.
phòng bếp gỗ công nghiệp
Lựa chọn nội thất có kích thước vừa vặn giúp phòng bếp và nhà vệ ính tối ưu không gian, tăng tính thẩm mỹ

Kết luận

Thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống nên có sự tư vấn, tham khảo ý kiến từ các kiến trúc sư chuyên nghiệp để đảm bảo sự hài hòa về các yếu tố công năng, thẩm mỹ và phong thủy.

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị nội thất uy tín, hãy liên hệ ngay với An Viet House.

Chúng tôi có nhà máy sản xuất riêng tại Thôn Hạ – Cự Khê – Thanh Oai – Hà Nội; có thể cung cấp mọi sản tủ bếp gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp với nhiều phong cách khác nhau.

Đội ngũ kiến trúc sư chuyên nghiệp của An Viet House sẽ tham gia tư vấn, thiết kế, bóc tách bản vẽ; đảm bảo công trình của bạn được hoàn thiện đúng tiến độ và yêu cầu đề ra trong hợp đồng. 

Để nhận được ưu đãi giảm 50% phí thiết kế khi ký kết hợp đồng thi công trọn gói, quý khách vui lòng liên hệ hotline 0965-445-110 để được tư vấn và báo giá chi tiết.

About bientapvien

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Link: anviethouse.vn kientrucanviet.com anviethouse.com