Gỗ công nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nội thất đặc biệt là những ngôi nhà mang phong cách hiện đại. Vậy gỗ công nghiệp là gì? Chúng có những ưu nhược điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Gỗ công nghiệp là gì?
Thuật ngữ gỗ công nghiệp được sử dụng để phân biệt với gỗ tự nhiên – là loại gỗ lấy từ thân cây gỗ.
Để trả lời cho câu hỏi “gỗ công nghiệp là gì?” chúng ta hãy tìm hiểu cấu tạo của loại gỗ này.

Gỗ công nghiệp được cấu tạo gồm code gỗ và bề mặt được dán chất liệu bề mặt ( Melamine, Laminate, Veneer…)
Code gỗ công nghiệp là gỗ được sản xuất từ một số loại gỗ trồng ngắn ngày như : cao su, keo, bạch đàn….Gỗ được nghiền nát thành bột và kết hợp với keo, các chất phụ gia sau đó được ép lại dưới áp suất cao tạo ra các tấm gỗ có kích thước tiêu chuẩn
Các loại cốt ván gỗ công nghiệp phổ biến
Cốt gỗ ván dăm MFC
Nguyên liệu chính làm nên cốt gỗ MFC là các loại cây gỗ rừng trồng ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su.
Sau khi những cây gỗ ngắn ngày được thu hoạch người ta băm nhỏ chúng tạo thành dăm gỗ siêu nhỏ, trộn keo chuyên dụng, ép chặt dưới áp suất cao tạo thành các tấm ván MFC có độ dày khác nhau.

Nguồn dăm gỗ sau khi được sơ chế đều trải qua quá trình tẩm sấy nghiêm ngặt để loại bỏ gần như hoàn toàn những tác nhân gây mối mọt, ẩm mốc. Bên cạnh đó, bề mặt tấm MFC sau khi hoàn thiện còn được phủ lớp nhựa tráng PVC hoặc giấy in vân gỗ để nâng cao tính thẩm mỹ, chống ẩm và hạn chế trầy xước cho gỗ.
MFC có 2 loại chính là cốt MFC thường và code MFC chống ẩm
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về cốt gỗ MFC tại đây
Cốt gỗ MDF
Cốt gỗ MDF được sản xuất từ các cây gỗ ngắn ngày như cốt MFC tuy nhiên gỗ sẽ được nghiền nhỏ hơn nên MDF có độ mịn hơn cốt MFC. Code MDF cũng có 2 loại chính là code MDF thường và code MDF chống ẩm.

Bề mặt code MDF khá phẳng mịn nên dễ dàng để dán các chất liệu bề mặt hoặc phủ sơn tạo nên các sản phẩm có độ bền và tính thẩm mỹ cao.
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn code gỗ MDF tại đây
Cốt gỗ HDF
Nguyên liệu bột gỗ được sản xuất từ gỗ rừng nguyên khối. Chúng được luộc – sấy khô tại nhiệt độ cao sau đó được xử lý hết nhựa và sấy khô cho hết nước, sau đó được nghiền nhỏ bằng máy móc hiện đại. Bột gỗ được kết hợp với keo, các chất phụ gia giúp làm tăng độ cứng của gỗ, chống mọt tấn công, sau đó được ép dưới áp suất cao và định hình thành tấm gỗ HDF. Code gỗ HDF cũng có 2 loại chính là code hdf thường và code hdf siêu chống ẩm.

Cốt gỗ dán hay ván ép ( Plywood)
Ván ép Plywood là loại ván gỗ được tạo ra từ nhiều lớp ván mỏng có cùng kích thước xếp chồng lên nhau một cách liên tục theo hướng vân gỗ của mỗi lớp. Các lớp này dán với nhau bằng keo Phenol hay Formaldehyde, sau đó được ép bằng máy ép thủy lực tạo ra ván gỗ Polywood hay còn gọi là ván ép.
Keo Phenol có tác dụng chịu nước nên ván ép sử dụng loại keo này được sử dụng rộng rãi hơn trong trang trí nội thất mà người ta hay gọi gỗ plywood chịu nước hay gỗ plywood chống ẩm.
Loại gỗ cấu tạo nên ván ép hiện nay thường có những loại phổ biến sau:
Poplar plywood: ván ép từ gỗ bạch dương
Walnut plywood: ván ép từ gỗ óc chó
White OAK plywood: ván ép từ gỗ sồi trắng
ASH plywood: ván ép từ gỗ tần bì
Các loại lớp phủ bề mặt
Melamine
Là bề mặt nhựa tổng hợp Melamine có độ dày rất mỏng ước chừng 0.3 đến 0.4 được phủ lên code ván dăm hoặc code MDF. Sau khi hoàn thiện, tấm gỗ melamine có bề dày 18mm hoặc 25mm.

Melamine có sự đa dàng về màu sắc. Bề mặt khá tươi và đều màu được ứng dụng khá phổ biến trong các đồ nội thất: giường ngủ, bàn học, bàn làm việc…
Laminate
Laminate cũng là một loại nhựa tổng hợp, độ dày của lớp Laminate này khoảng 0.5 – 1mm. Laminate được dán lên các loại code gỗ như MDF, HDF. Laminate có khả năng chống trầy xước cực tốt, sự đa dạng màu sắc, họa tiết với 500 mẫu mã khác nhau.
Bề mặt Veneer
Veneer thực chất là gỗ tự nhiên nhưng được bó ly tâm thành những lát gỗ có chiều dày từ 0.3 – 0.5mm. Lớp Veneer này được dán lên các loại code gỗ MDF. Veneer cũng có sự đa dạng về vân gỗ: gỗ óc chó, xoan đào, sồi, giáng hương khá đẹp, mang đến 1 không gian nội thất sang trọng và ấm cúng.
Lớp phủ Acrylic
Acrylic là một loại nhựa có nguồn gốc từ việc tinh chế dầu mỏ. Đây là vật liệu có bề mặt sáng bóng mang đến một không gian vô cùng hiện đại, khả năng chịu nhiệt cực tốt, được nhiều gia đình yêu thích lựa chọn.
Ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp
Ưu điểm
Không bị cong vênh, không bị co ngót hay mối mọt như gỗ tự nhiên
Bề mặt phẳng nhẵn
Dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamine…
Có số lượng nhiều và đồng đều
Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên
Dễ thi công và thời gian thi công nhanh
Nhược điểm
Không có độ dẻo dai như gỗ tự nhiên
Khả năng chịu lực hạn chế hơn gỗ tự nhiên
Không làm được đồ trạm trổ như gỗ tự nhiên
Hy vọng với bài viết trên đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi gỗ công nghiệp là gì?
Tham khảo thêm: